Cấy ghép chip não và “siêu nhân” ngoài đời thực

Bệnh nhân được cấy ghép chip não Neuralink đầu tiên đã có thể di chuyển chuột máy tính chỉ bằng suy nghĩ. Giải pháp này mở ra khả năng giúp con người đồng bộ với máy móc, tránh bị trí tuệ nhân tạo vượt mặt và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh.

Cấy ghép chip não mở ra những khả năng chưa từng có của con người
Cấy ghép chip não mở ra những khả năng chưa từng có của con người

Lịch sử phát triển của Neuralink

Neuralink được thành lập vào năm 2016 bởi Elon Musk với mục đích phát triển công nghệ cấy ghép vi mạch vào não người để giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý thần kinh và kết nối với máy tính. Trong quá trình phát triển, Neuralink đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên động vật như cấy chip vào não của các con khỉ. Kết quả cho thấy những chú khỉ này có thể chơi trò chơi điện tử đơn giản sau khi được cấy ghép chip vào não.

Dự án PRIME kêu gọi người tham gia

Không chỉ dừng lại ở việc giúp con người đồng bộ hóa với máy móc, Neuralink được phát triển với mục tiêu ứng dụng trong y học, như hỗ trợ người đi xe lăn, người khiếm thị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh về thần kinh.

Giống như khái niệm viễn tưởng của BlindSight. Theo Elon Musk, thiết bị cấy ghép có thể “truyền tầm nhìn trực tiếp tới não bằng cách kích thích các phần thị giác của vỏ não, tạo ra hình ảnh về thế giới trước mắt bệnh nhân” và hỗ trợ thị lực cho người khiếm thị.

Ngoài ứng dụng trong y học, công nghệ cấy chip não còn tiềm năng trong cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng học tập và giao tiếp giữa não bộ con người với các máy móc hay thiết bị ngoại vi.

Những quan ngại và thách thức

Mặc dù mang lại nhiều tiềm năng, việc cấy chip não vẫn gặp phải nhiều quan ngại về tính an toàn, đạo đức và ảnh hưởng xã hội. Vấn đề pháp lý, quyền riêng tư và những hậu quả có thể xảy ra nếu công nghệ bị lạm dụng hoặc không được kiểm soát chặt chẽ cần được xem xét kỹ lưỡng.

Chuyên gia bảo mật máy tính Roger Grimes đã cảnh báo về nguy cơ công nghệ của Musk bị hacker tấn công, dựa trên lịch sử thiết bị y tế cấy ghép trước đây. Các vụ hack trong quá khứ cho thấy tin tặc có thể thao túng hoạt động của thiết bị y tế, gây tổn hại đến tính mạng của người dùng.

Tương lai của công nghệ cấy chip não

Triển vọng và tương lai của công nghệ cấy chip não là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu được kiểm soát và phát triển đúng hướng, công nghệ này có tiềm năng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Hãy chia sẻ bài viết này và truy cập trituenhantao.io cùng các kênh thông tin khác để cập nhật những kiến thức mới nhất về trí tuệ nhân tạo và công nghệ.

Bạn muốn trích dẫn bài này:
-----
"Cấy ghép chip não và “siêu nhân” ngoài đời thực," Trí tuệ nhân tạo, Ngày xuất bản: 22/02/2024, URL: https://trituenhantao.io/tin-tuc/cay-ghep-chip-nao-va-sieu-nhan-ngoai-doi-thuc/, Ngày truy cập: 27/04/2024.