AI, IOT, Fake apps – Top mối đe dọa an ninh mạng 2019

*Avast – Hãng sản xuất phần mềm diệt vi rút tại cộng hòa Séc đã đưa ra thông báo rằng nỗi đe dọa lớn nhất đói với an ninh mạng năm 2019 sẽ là AI, IoT ( Internet of things), và các ứng dụng giả mạo. Với những ai đang làm công việc bảo vệ an ninh mạng sẽ không còn ngạc nhiên với list nỗi đe dọa trên. Tuy nhiên Avast đã phân tích 1 cách cụ thể đối với mỗi một mối nguy hiểm.

Giám đốc bộ phận khách hàng của Avast đã đưa ra lời bình luân sau :” trong năm nay, chúng tôi đã tổ chức kỉ niệm 30 năm mạng Internet phủ sóng toàn cầu. Phát triển nhanh trong 30 năm qua và bối cảnh đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp hơn theo cấp số nhân. Cuộc tấn công lan truyền qua các thiết bị điện tử nhanh hơn bất cứ 1 thời điểm nào khác trong công nghệ lích sử.

“Con người hiện dang sở hữu nhiều hơn một thiết bị kế nối mạng, có ý nghĩa với mọi khía cạnh của đời sống, đều có thể bị xâm phạm bởi 1 cuộc tấn công. Trong năm 2019, AI, IoT, và Fake Apps chính là mối đe dọa lớn được lan truyền rộng qua các thiết bị điện tử.”

Mối de dọa từ AI

AI ban đầu được sử dụng để giúp các công việc phổ biến , đơn giản, hoặc sử dụng AI trong lĩnh vực an ninh mạng để nhận ra và chống lại mối đe dọa đang xâm nhập vào hê thống. Điều đó hiện đã thay đổi khi mà AI đang được sử dụng làm vũ khí tấn công an ninh mạng,

Avast dự đoán sẽ có nhiều các cuộc tấn công lớn và đi sâu vào hê thống ( DeepAttack) mạng trong năm 2019. Đã có nhiều cuộc tấn công bắt đầu trong năm ngoái, sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo ra các phương tiện truyền thông thuyết phục để trốn tránh kiểm soát bảo mật hoặc đánh lừa người tiêu dùng.

Một trong những ví dụ của DeepAttack là tạo ra các video giả mạo về những lời nói của tổng thống Obama. Một vài người sẽ sử dụng DeepAttacks để giả mạo người khác, có khả năng thuyết phục nạn nhân thiếu hiểu biết để lộ thông tin quan trọng như giao dịch ngân hàng.

Được xem như một xu hướng DeepFake sử dụng AI để tạo ra video lồng ghép khuôn mặt người nổi tiếng, các video tương tự cũng có thể được sử dụng để tống tiền hoặc gây bối rối cho mọi người trong mọi tầng lớp xã hội.

An ninh mạng  gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2019.
An ninh mạng gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2019.

Mối đe dọa từ IOT lên an ninh mạng

IOT ( Internet kết nối vạn vận) cũng đã gây ra nhiều vấn đề lớn, ví dụ như các hacker có thể hack hệ thống an nình mạng tự động của 1 ngôi nhà để đột nhâp bất hợp pháp.

Các nhà sản xuất phải thường xuyên ưu tiên các sản phẩm mới trước khi đối thủ cạnh tranh và hệ thống an ninh mạng gặp nguy hiểm. Nghiên cứu của Avast đã cho thấy nhiều nhà sản xuất không chú trọng vào an ninh mạng để giảm thiểu chi phí . Trong những năm tiếp theo, Avast tin rằng chúng ta sẽ nhìn thấy những phần mềm độc hại lan truyền trên hệ thống IOT tương tư như cách mà PC và mobile đã làm.

Ứng dụng mobile giả mạo ( Fake Mobile Apps)

Nói tới Fake Mobile Apps, Avast nhìn thấy việc tiếp tục phát triển của các ứng dụng giả mạo này bao gồm phần mềm độc đang cố gắng tiếp cận tới các thiết bị điện tử của người dùng.

Với nhiều lập trình viên họ lựa chọn để tránh phiên bản ứng dụng chính thức trên cửa hàng ứng dụng online (App store& CH play store), ví dụ như game “Epic” trên Andoid. Nó thậm chí còn chứa đựng nhiều hơn tiềm năng cho hacker tấn công thiết bị.

.Chẳng thể chắc chắn rằng các ứng dụng xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng online uy tín là đảm bảo an toàn cho bạn. Do vậy, Avast đã gắn cờ một số ứng dụng giả xuất hiện ngay cả trên Google play store.

Theo Artificial Intelligent.

Bạn muốn trích dẫn bài này:
-----
"AI, IOT, Fake apps – Top mối đe dọa an ninh mạng 2019," Trí tuệ nhân tạo, Ngày xuất bản: 06/04/2019, URL: https://trituenhantao.io/tin-tuc/ai-iot-fake-apps-top-moi-de-doa-an-ninh-mang-2019/, Ngày truy cập: 29/03/2024.