Lịch sử của Trí tuệ nhân tạo là một chủ đề được quan tâm. Qua phần 1, bạn đã hiểu sơ lược về Trí tuệ nhân tạo cũng như những thăng trầm trong sự phát triển của lĩnh vực này. Trí tuệ nhân tạo bắt đầu trở nên phổ biến và phát triển mạnh từ những năm1900. Nhưng điều đáng chú ý là, nhân loại đã nghĩ về trí tuệ nhân tạo hàng trăm năm trước, thậm chí còn mô tả nó bằng những khái niệm rất cụ thể. Trong phần này, hãy cùng điểm qua những dấu mốc phát triển đáng chú ý của Trí tuệ nhân tạo.
Giai đoạn 380 TCN đến những năm 1900 – Lịch sử Trí tuệ nhân tạo
Từ năm 380 trước Công nguyên đến cuối những năm 1600. Các nhà toán học, nhà triết học, giáo sư và nhiều tác giả khác nhau tập trung vào nghiên cứu các kỹ thuật cơ học, máy tính và hệ thống số. Cuối cùng dẫn đến khái niệm cơ giới hóa con người.
Đầu những năm 1700: Trong ghi chép của nhiều tài liệu nổi tiếng, những mô tả về các cỗ máy có hiểu biết và lập trình gần giống với máy tính đã được thảo luận rộng rãi. Trong cuốn tiểu thuyết Gulliver’s Travels ( Những cuộc phiêu lưu của Gulliver) của tác giả Jonathan Swift đã đề cập đến một thiết bị gọi là động cơ. Đây là một trong những tài liệu tham khảo sớm nhấ về công nghệ hiện đại, đặc biệt là máy tính.
1872: Trong cuốn tiểu thuyết Erewhon ( Erewhon Xứ phi lai) của tác giả Samuel Butler đã có đoạn khá hóm hỉnh với ý tưởng rằng, tại một thời điểm không xác định trong tương lai, các cỗ máy có khả năng sở hữu ý thức.
Giai đoạn sơ khai 1920 – Lịch sử Trí tuệ nhân tạo
Vào năm 1920, Karel Capek – một nhà viết kịch người Séc, đã phát hành vở kịch khoa học viễn tưởng tên la Rossum’s Universal Robot (Rô bốt vạn năng của Rossum). Vở kịch của ông xoay quanh chủ đề về những con người nhân tạo được tạo ra từ một nhà máy sản xuất – gọi là Rô bốt.
Từ thời điểm này trở đi, mọi người đã lấy ý tưởng rô bốt để thực hiện trong các đề tài nghiên cứu, nghệ thuật, khám phá… của họ. Đây là một vở kịch thú vị và cũng là sự kiện lịch sử quan trọng khai sinh ra cụm từ Robot. Mặt khác, vở kịch này lần đầu tiên ý thức được tầm nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo khi cho mọi người thấy được viễn cảnh những con rô bốt nổi dậy có thể hủy diệt loài người. Đây là chủ đề dậy sống đến 100 năm sau các nhà khoa học vẫn tranh luận không ngừng nghỉ.
Alan Turing và phép thử Turing 1950 – Lịch sử Trí tuệ nhân tạo
Sau thế chiến thứ hai, năm 1950, nhà toán học, logic học, mật mã học người Anh Alan Turning đã xuất bản máy tính thông minh và điện tử. Trong đó, ông đã đề xuất và thử nghiệm phép thử Turing- dùng thể thử nghiệm trí thông minh của máy (nhân tạo).
Phép thử như sau: Người chơi thực hiện một cuộc nói chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên với một con người và một máy tính. Trong quá trình giao tiếp, nếu người chơi không thể phân biệt được đâu là máy và đâu là người thì chiếc máy tính đó đã vượt qua phép thử. Thử nghiệm của Turning trở thành một thành phần quan trọng trong triết lý của trí tuệ nhân tạo với các thảo luận về trí thông minh, nhận thức và khả năng của máy móc
Hôi nghị Dartmouth (1955- 1956) Lịch sử Trí tuệ nhân tạo
Năm 1956, các nhà khoa học thiên tài Alan Turing, Norbert Wiener, Claude Shannon và Warren McCullough đã nghiên cứu độc lập về các lĩnh vực điều khiển học, toán học, thuật toán và lý thuyết mạng.
Tuy nhiên, chính nhà khoa học máy tính và nhận thức John McCarthy đã nảy ra ý tưởng sẽ nghiên cứu một chủ đề mới cho trí tưởng tượng của con người – Trí tuệ nhân tạo. Ông là người đặt ra thuật ngữ trí tuệ nhân tạo và thành lập phòng thí nghiệm AI tại MIT và Stanford.
Năm 1956, John McCarthy tổ chức hội nghị Dartmouth lần đầu tiên với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Hội nghị thảo luận về trí tuệ nhân tạo và lĩnh vực nghiên cứu mới ra đời. Mục đích của lĩnh vực này được tạo ra là phát triển các máy móc có thể mô phỏng mọi khía cạnh của trí thông minh. Đó là lý do tại sao Hội nghị Dartmouth năm 1956 được coi là sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo.
Mùa Đông AI đầu tiên 1974-1980 – Lịch sử Trí tuệ nhân tạo
Những năm 1960 là thời kỳ phát triển huy hoàng của trí tuệ nhân tạo. Các nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thời bấy giờ đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên bởi vì những thành công vang dội này đã tạo ra sự kỳ vọng quá lớn vào trí tuệ nhân tạo.
Các tiến trình nghiên cứu bắt đầu chậm lại và gặp nhiều trở ngại bởi nhiều nguyên nhân. Khoảng năm 1974, Mùa Đông của AI bắt đầu, sự kỳ vọng vào công nghệ đã đem lại nỗi thất vọng quá lớn và sự quan tâm của mọi người đến AI cũng bị sụt giảm dần, nhiều nghiên cứu quan trọng cuối cùng cũng phải chấm dứt hoàn toàn.
Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo chưa dừng lại ở đó. Trong những năm sau này, nhân loại được chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của AI và cách mà nó làm thay đổi cuộc sống loài người. Những nội dung này sẽ có trong Phần 3 của chùm bài viết. Mời các bạn đón đọc!
Hãy theo dõi trituenhantao.io để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về Trí tuệ nhân tạo!