Nói đến ngày cá tháng 4 là nói đến những câu nói dối. Liên quan đến chủ đề này, mới đây các nhà khoa học đã phát triển một AI có thể phát hiện sự lừa dối trong các video trong phòng xử án. Hệ thống này có tên là Deception Analysis and Reasoning Engine (DARE), sử dụng AI phát hiện sự lừa dối trong các video quay lại các phiên tòa xét xử.
Phát hiện lừa dối là một phần quan trọng trong các phiên tòa xét xử. Mặc dù những nhân chứng phải thề sẽ nói sự thật trước khi đưa ra tuyên bố của họ, nhiều người vẫn cố tình không tuân thủ lời hứa đó. Giờ đây, phát hiện ra những lời nói dối sẽ tạo ra tương lai tương sáng cho những người đang chờ đợi một ngày mà họ được lấy lại công bằng.
Theo các nhà khoa học, nói dối là hiện tượng phổ biến trong đời sống con người. Một số lời nói dối là vô hại và một số có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, nói dối khi xét xử có thể tạo nên bất công hoặc bỏ lọt tội phạm. Do đó, việc phát hiện chính xác sự gian dối trong tình huống quan trọng sẽ giúp bảo vệ an toàn cá nhân và công cộng.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển DARE để phát hiện các biểu hiện rất nhỏ mà mọi người thường thể hiện khi nói dối như nhướn mày hoặc nghiêng đầu. Theo các nhà nghiên cứu, AI của họ được huấn luyện để xác định năm biểu hiện phổ biến thường liên quan đến nói dối:nhướn mày, cau mày, nhô môi, nhếch môi, và quay đầu. Thêm vào đó, DARE phân tích tần số âm thanh để tiết lộ một số mẫu giọng nói nhất định cho biết một người có nói thật hay không.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một bộ video huấn luyện tạo bởi các diễn viên được hướng dẫn nói dối hoặc nói thật. Đáng ngạc nhiên, sau khi xem 15 video huấn luyện, DARE đã phát hiện 92% dấu hiệu nói dối trong video thử nghiệm cuối cùng. So sánh với những phát hiện thực hiện bởi con người, hệ thống phát hiện tốt hơn 11%.
Bạn có thể tải và chạy thử DARE theo hướng dẫn tại github của tác giả, hoặc xem thêm các bài viết thú vị về Trí tuệ nhân tạo tại đây.