Trong từ điển tiếng Việt, “cà khịa” được định nghĩa như là việc cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau; vô cớ xen vào chuyện riêng của người khác.
Mạng xã hội phát triển cùng với một loạt tiện ích, nhưng đi kèm với đó là những mặt trái. Cà khịa (trolling) là hành vi yêu thích của các anh hùng bàn phím. Hành vi này giúp thỏa mãn sự giải trí cho người thực hiện hành vi nhưng đôi khi lại gây khó chịu cho người khác, đặc biệt là nạn nhân.
Tại đại học Stanford, một hệ trí tuệ nhân tạo đang được xây dựng để dự đoán các hành vi có thể gây xung đột trên mạng xã hội, trong đó có trolling. Nghiên cứu này sử dụng khoa học dữ liệu và học máy để thúc đẩy các tương tác trực tuyến lành mạnh và hạn chế các vụ lừa đảo, thông tin giả và các hành vi độc hại khác.
Hai mục đích chính của nghiên cứu này bao gồm
- Mô tả các hành vi độc hại
- Phát hiện trước khi chúng ảnh hưởng đến người khác
Các hành vi độc hại trực tuyến có thể kể đến gian lận, chơi khăm, cà khịa (trolling) và lạm dụng nhiều tài khoản. Sau khi thu thập dữ liệu, các mô hình học sâu được huấn luyện với các mẫu bình thường, mẫu bất thường và mẫu của các hành vi độc hại. Phương pháp này cũng được sử dụng trong phát hiện các bình chọn giả trên mạng.
Ý tưởng chính nằm sau nghiên cứu này là việc các mô hình học máy có thể phát hiện ra các mẫu tương tự dựa trên các ví dụ đã được huấn luyện. Mô hình trong công trình này đã dự đoán chính xác khi nào một cộng đồng trên Reddit sẽ tấn công, cà khịa, nhục mạ một cộng đồng khác. Hiện tượng cà khịa có quy mô này được gọi là “lữ đoàn” (brigading), các lữ đoàn làm giảm sự tương tác trong tương lai trong cộng đồng bị tấn công. Điều này tạo ra điểm tiêu cực đối với người dùng và nền tảng. Do đó mô hình này thực sự hữu ích.
Nếu bạn thấy bài viết này thú vị, đừng ngại chia sẻ với những người quan tâm. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này, hãy thường xuyên truy cập trituenhantao.io để có được những thông tin và kiến thức mới nhất về Trí tuệ nhân tạo trên thế giới. Đừng quên theo dõi (ở chân trang) để luôn được cập nhật!