Site icon Trí tuệ nhân tạo

FaceApp: Ứng dụng AI gây nhiều tranh cãi

FaceApp hiện đang là một ứng dụng đang gây sốt trên cộng đồng mạng bởi đặc tính hấp dẫn, cũng như những điều thú vị mà nền tảng này đem lại. Trong bài viết này, hãy cùng Trí tuệ nhân tạo tìm hiểu về ứng dụng gây nhiều tranh cãi này.

FaceApp là ứng dụng như thế nào?

Theo điều khoản dịch vụ ứng dụng, FaceApp được điều hành bởi Wireless Lab OOO, trụ sở tại St. Petersburg (Nga). Nó cũng có một chi nhánh khác ở Delaware (Mỹ), theo Washington Post. Yaroslav Goncharov là “cha đẻ” của FaceApp. Theo hồ sơ LinkedIn, ông là CEO của FaceApp từ năm 2014, những hình ảnh và thông tin về người này trên Internet rất ít. 

Tuy nhiên, thông tin về ứng dụng này lại không thống nhất trên các nền tảng hệ điều hành. iOS ghi nhận thời gian ra mắt là tháng 1/2017, trong khi Android là tháng 2/2017. Một số dự đoán cho rằng thực tế ứng dụng có từ 2014 nhưng đến 2017 mới công bố, hoặc khi đó mới nhiều người biết tới.

(Nguồn:Your EDM)

Trước khi ra mắt FaceApp, Goncharov đã làm việc cho hãng tìm kiếm Yandex (2011 – 2013) và lãnh đạo mảng kỹ thuật cho Microsoft. Các nhân viên của FaceApp cũng là những người từng có thời gian đóng góng cho những công ty lớn tại Nga, như Yandex, SPB Software, VKontakte… Đây là một ứng dụng cực kỳ tiềm năng và thành công trong nửa đầu 2019, nó hiện đang là phần mềm hot nhất tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam với 20k Search trên Google Trends ghi nhận được trong ngày 19/07.

FaceApp – Phần mềm AI nguy hiểm bị tố cáo xâm phạm quyền riêng tư cá nhân?

FaceApp là một ứng dụng áp dụng trí tuệ nhân tạo, đây được coi là ứng dụng cực kỳ thú vị và thông minh cho phép ứng dụng có thể nhận diện hình ảnh, từ đó đưa ra những dự đoán về thay đổi cảu khuôn mặt theo thời gian. FaceApp cho chúng ta sức mạnh thay đổi biểu cảm khuôn mặt, nhưng chúng ta cũng trao cho ứng dụng này quyền truy cập và sử dụng cho bất kỳ mục đích nào mà nó muốn. Đây cũng là ứng dụng ghi nhận lượng tải về nhiều nhất trên App Store tại 121 quốc gia và hơn 100 triệu người đã tải ứng dụng này từ Google Play.

Một số báo cáo gần đây cho thấy, FaceApp được cho là liên quan đến chính phủ Nga. Theo Forensic News, năm 2018, Goncharov đã chuyển văn phòng của mình đến Skolkovo Ventures (phía tây Moscow), nơi được ví là “Thung lũng Silicon của Nga” và được điều hành bởi chính phủ Nga, trước khi đến St. Petersburg. Tuy nhiên, Goncharov lập tức phủ nhận. “Không, chúng tôi không liên kết hay có bất cứ mối quan hệ nào với Skolkovo Ventures. Chúng tôi chưa nhận khoản tài trợ từ bất kỳ chính phủ nào”, Goncharov khẳng định.

Gần đây, FaceApp bị các chuyên gia nghi ngờ về khả năng thu thập dữ liệu người dùng, bởi mọi hình ảnh đều được xử lý trên “đám mây”. Về điều này, Goncharov khẳng định hình ảnh tải lên sẽ bị xóa sau 48 giờ tồn tại trên hệ thống và không chia sẻ cho bên thứ ba.

(Nguồn: PEOPLE.com)

Tuy nhiên, Forbes tìm ra hầu hết máy chủ của FaceApp đặt tại Mỹ, sau đó là Ireland và Singapore. Dù không có máy chủ tại Nga, các nhân viên FaceApp ở nước này vẫn có thể truy cập dữ liệu bình thường, nhưng chưa rõ có tải về và lưu trữ hay không.

FaceApp là ứng dụng miễn phí số một trong cả App Store của Apple lẫn Play Store của Google, hiện có hơn 80 triệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới và đang tiếp tục tăng mạnh. Theo công ty phân tích ứng dụng Apptopia, phiên bản Android của ứng dụng này kiếm hơn 19.000 USD mỗi ngày, còn phiên bản iOS thu về hơn 70.000 USD ngày, khoảng 42% trong số đó ở Mỹ.

Trong một bài đăng trên Twitter, nhà phát triển Joshua Nozzi cho biết ứng dụng FaceApp đã tải các hình ảnh trong bộ sưu tập dù anh chưa chọn bất cứ bức hình nào.

Bên cạnh đó, FaceApp yêu cầu người dùng tải các bức hình lên đám mây để xử lý thay vì thực hiện chúng ngay trên smartphone. Tuy nhiên, hãng không hề cảnh báo về điều này cho người dùng. Điều đó cũng khiến không ít các chuyên gia bảo mật tỏ ra nghi ngại bởi thông tin của người dùng có thể bị chia sẻ ngoài ý muốn.

Để đáp lại những lo ngại về quyền riêng tư, FaceApp cho biết công ty không bán hay chia sẻ bất kỳ dữ liệu của người dùng với bên thứ ba.

Khi một thứ gì đó được lưu trữ trên các đám mây điện toán, người dùng đã mất quyền kiểm soát thứ đó dù có trao quyền cho bên thứ ba hay không. Đây là lý do vì sao Apple luôn nhạy cảm với các quyền riêng tư và đang thiết lập hầu hết trình xử lý AI ngay tại thiết bị.

Đọc bài gốc tại đây

Exit mobile version