Chứng chỉ ITPEC là gì? – Cơ hội trở thành kỹ sư tại Nhật Bản

Chứng chỉ ITPEC là gì? Nếu như bạn học tập và làm việc trong lĩnh vực công nghệ mà không biết về nó thì bạn quả thực đang rất thiệt thòi, đặc biệt nếu như bạn muốn làm việc tại Nhật Bản.

Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều cơ hội cho các kỹ sư. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư ở Nhật Bản, đầu tiên bạn sẽ cần phải có thị thực. Cụ thể là thị thực “Kỹ sư / Chuyên gia về Nhân văn / Dịch vụ Quốc tế” (Hay gọi tắt là thị thực “Kỹ thuật”). Nhưng liệu điều này có khả thi nếu bạn không có bằng kỹ sư?

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 cách để có được thị thực mà không bằng kỹ sư, tổng quan về chứng chỉ ITPEC và những cơ hội bạn có được cùng với các chứng chỉ này.

Hai cách để có thị thực Nhật Bản mà không cần bằng cấp

Về mặt kỹ thuật, có 2 cách để tìm việc làm kỹ sư ở Nhật Bản mà không cần bằng cấp.

Cách 1: Kinh nghiệm

Nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực này hơn 10 năm, cơ quan xuất nhập cảnh sẽ bỏ qua yêu cầu về bằng cấp.

Nói cách khác, bạn cần 10 năm kinh nghiệm liên quan. Điều này có thể là từ công việc tự do, bán thời gian hoặc thậm chí là các công việc nghiên cứu có liên quan.

Cách 2: Chứng chỉ ITPEC

Nếu bạn chưa có 10 năm kinh nghiệm, thì việc thi và lấy chứng chỉ ITPEC là một lựa chọn bạn nên cân nhắc.

Chứng chỉ ITPEC là gì?

ITPEC là viết tắt của Information Technology Professionals Examination Council Common Examination.

Đây là bài kiểm tra kéo dài 5 giờ được sử dụng để đánh giá kỹ năng và kiến thức của các kỹ sư CNTT trên khắp châu Á.

Có các chứng chỉ này này, cơ hội để bạn có được visa từ cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ cao hơn. Các chứng chỉ ITPEC có thể minh chứng kiến thức và kỹ năng về công nghệ công nghệ thông tin bất kể bạn có bằng đại học hay không.

Các chứng chỉ ITPEC có thể minh chứng kiến thức và kỹ năng về công nghệ công nghệ thông tin bất kể bạn có bằng đại học hay không.

Tôi có thể tham dự kỳ thi ITPEC ở đâu?

Các kỳ thi ITPEC được tổ chức hai lần một năm. Các kỳ thi có thể được thực hiện ở một số quốc gia châu Á. Tuy nhiên, chỉ có 6 quốc gia tổ chức kỳ thi bằng tiếng Anh là:

  1. Philippines
  2. Thái Lan
  3. Việt Nam
  4. Myanmar
  5. Mông Cổ
  6. Bangladesh

Tại Việt Nam, đơn vị duy nhất có thẩm quyền tổ chức các kỳ thi ITPEC là Trung tâm Đào tạo và Ươm tạo Công nghệ cao (HITC) (trước đây là Trung tâm Đào tạo và Khảo thí Việt Nam (VITEC)).

Ba kỳ thi chính của ITPEC

Từ dễ đến khó, ba kỳ thi chính của ITPEC bao gồm:

  1. Hộ chiếu CNTT – Information Technology Passport Examination (“IP”)
  2. Kỹ sư CNTT cơ bản – Fundamental Information Technology Engineer Examination (“FE”)
  3. Kỹ sư Ứng dụng CNTT – Applied Information Technology Engineer Examination (“AP”)

1. Hộ chiếu CNTT (“IP”)

Kỳ thi “IP” kiểm tra kiến thức CNTT cơ bản. Đây là bài thi dễ nhất trong 3 bài thi. Kỳ thi này lý tưởng cho những đang người tìm việc, sinh viên hoặc những người muốn chuyển sang lĩnh vực CNTT với kiến thức và kỹ năng:

  • Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin và mạng
  • Khả năng lập chiến lược trong kinh doanh và các vấn đề pháp lý
  • Giải quyết vấn đề thông qua phân tích
  • Thành thạo các công cụ văn phòng

2. Kỹ sư CNTT Cơ bản (“FE”)

Kỳ thi “FE” kiểm tra xem bạn có kiến thức và kỹ năng để trở thành một kỹ sư CNTT hay không. Bạn cần chứng minh khả năng làm việc với các thuật toán, mạng, cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin, lập trình thực tế, cụ thể:

  • Kiến thức về thiết kế kiến trúc hệ thống
  • Kiến thức về lập trình và phát triển phần mềm
  • Kiến thức quản lý và vận hành hệ thống
  • Khả năng phân tích, đánh giá và lập kế hoạch

3. Kỹ sư Ứng dụng CNTT (“AP”)

Kỳ thi “AP” là bài thi khó nhất trong ba bài thi, kiểm tra xem bạn có kiến thức và kỹ năng để trở thành một kỹ sư CNTT và trưởng nhóm hay không. Kỳ thi “AP” kiểm tra các kỹ năng tương tự như kỳ thi “FE”. Tuy nhiên, nó chú trọng vào kỹ năng lãnh đạo và quản lý của bạn. Bạn cần có khả năng kết hợp các kỹ năng CNTT của mình với các kỹ năng quản lý và lãnh đạo:

  • Kiến thức thiết kế, phát triển, vận hành và quản lý hệ thống
  • Khả năng phân tích, đánh giá và hoạch định chiến lược kinh doanh
  • Kinh nghiệm xác định phạm vi, lập ngân sách, xử lý và quản lý dự án
  • Khả năng áp dụng các kỹ năng quản lý dự án, thiết kế kiến trúc và bảo mật thông tin

Kỳ thi ITPEC dựa trên Kỳ thi Kỹ sư Công nghệ Thông tin (情報処理技術者試験). Đây là kỳ thi CNTT phổ biến nhất ở Nhật Bản. Nói cách khác, nó thiết lập tiêu chuẩn cho ngành công nghệ thông tin Nhật Bản. Với chứng chỉ ITPEC, bạn sẽ dễ dàng có được thị thực tại Nhật Bản. Ngoài ra, chứng chỉ ITPEC cũng giúp bạn có thể lấy Visa vĩnh trú tại Nhật dễ dàng hơn.

Hi vọng thông qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về Chứng chỉ ITPEC. Để có thể đăng ký sát hạch ITPEC tại Việt Nam, bạn có thể chủ động liên hệ tại trang chủ của Trung tâm Đào tạo và Ươm tạo Công nghệ cao. Hoặc bạn cũng có thể đăng ký dưới tư cách thành viên Cộng đồng Trí tuệ nhân tạo tại https://trituenhantao.io/itpec để nhận được hỗ trợ về phí sát hạch.

Bạn muốn trích dẫn bài này:
-----
"Chứng chỉ ITPEC là gì? – Cơ hội trở thành kỹ sư tại Nhật Bản," Trí tuệ nhân tạo, Ngày xuất bản: 12/09/2022, URL: https://trituenhantao.io/tin-tuc/chung-chi-itpec-la-gi-co-hoi-tro-thanh-ky-su-tai-nhat-ban/, Ngày truy cập: 29/03/2024.