Câu hỏi: PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM VỀ CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, không riêng một quốc gia nào. Để phòng, chống tệ nạn này, Đảng, Nhà nước ta có quyết tâm chính trị rất cao, triển khai quyết liệt, đảm bảo cho Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2018) đi vào đời sống xã hội, góp phần cảnh tỉnh, răn đe, loại dần tệ nạn này. Cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Và thực tế, từ sự cương quyết của Đảng ta trong việc xử lý các đại án tham nhũng, nhiều vị lãnh đạo, trong đó có không ít vị lãnh đạo cao cấp đã vướng vòng lao lý. Lòng tin của nhân dân với Đảng ngày một tăng cao; uy tín của chế độ chính trị được củng cố. Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng căn cứ vào đây để tăng cường xuyên tạc, chống phá với âm mưu bôi nhọ lãnh đạo đảng, Nhà nước; hạ thấp uy tín về sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Một nhận thức chung về tham nhũng được đa số thừa nhận, đó là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát triển. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụ được giao phó. Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi cho riêng cá nhân. Tham nhũng là vấn nạn của mọi quốc gia. Điều này cũng có nghĩa là: cho dù chế độ chính trị nào: Phong kiến, TBCN hay CNXH; hoặc chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì vẫn có nạn tham nhũng.
Một số ví dụ điển hình về tham nhũng:
- Ở Việt Nam: Trong truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã đề cập đến tham nhũng và hối lộ (có 300 lạng việc này mới xuôi).
- Trên thế giới:
- Vụ Watergate - vụ bê bối về quyền lực chính trị để trục lợi từ 1972 - 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn. Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất ngày 9/8/1974, Tổng thống Mỹ Richard Nixơn buộc phải từ chức, đây là Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ phải từ chức khi đang là Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.
- Tổng thống Philippines Joseph Estrad (1998 - 2001) phạm tội tham nhũng phải ngồi tù chung thân.
Tham nhũng là một vấn đề nan giải, một căn bệnh nhức nhối với những biến dạng rất phức tạp, đang hoành hành trên nhiều lĩnh vực, gây ra những hậu quả tiêu cực ở các quốc gia với chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, đấu tranh bài trừ tham nhũng được các nước rất quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp, trên nhiều phương diện như pháp luật, hành chính, chính trị, kinh tế, đạo đức, văn hoá, lối sống...
Gần đây, Đảng và Nhà nước đã đưa ra xét xử một số vụ tham nhũng có liên quan đến một số cán bộ cao cấp, làm cho nhân dân bớt đi phần nào mặc cảm “chỉ đánh từ vai đánh xuống”. Nhưng cũng có không ít trường hợp cán bộ cao cấp tham nhũng và chịu trách nhiệm về tham nhũng, thì phải bàn lên bàn xuống rất nhiều lần. Thậm chí còn có tổ chức nhân danh này nọ đưa kiến nghị kháng án và đề nghị khoan hồng, giảm nhẹ vì có công! Mà quên đi lời nói của Bác: “tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó, còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân”.
Vậy có nên vì “cứu” một người, một số ít người (thật ra không đáng cứu) mà để mất lòng tin của dân không? Mà mất lòng tin là mất tất cả. Bởi “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người hôm qua là vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Pháp luật nghiêm minh và trừng trị nghiêm khắc cũng là biện pháp ngăn ngừa và giáo dục hiệu quả nhất đối với nạn tham nhũng và kẻ tham nhũng. Bởi kẻ tham nhũng thì hầu như khó có trường hợp tự giác khai ra. Ngay trước vành móng ngựa khi mà án tù và dao kề cổ, chúng vẫn ngoan cố chống chế và chối tội. Nên việc sử dụng “vũ khí phê bình” bằng “phê bình bằng vũ khí” vẫn là cách làm chủ yếu, không thể nào khác là chặt bỏ đi cái ung nhọt của cơ thể Đảng và Nhà nước. Theo Điều lệ Đảng, thì đảng viên không được bóc lột, mà tham nhũng là thuộc siêu bóc lột, thì còn gì là đảng viên cộng sản nữa, mà còn để lại trong Đảng.
Nghiêm minh về pháp luật đòi hỏi phải công bằng trong thực thi về pháp luật. Tức là không được “nhẹ trên nặng dưới”, “quan thì xử nhẹ, dân thì xử nặng”. Đối với các biện pháp khác cũng thế. Như việc kê khai tài sản riêng đối với các ứng cử viên hội đồng nhân dân xã phường, huyện, tỉnh, thành phố là rất cần thiết. Nhưng cũng rất cần làm đối với đại biểu Quốc hội và cán bộ, công chức nói chung, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành. Đó là lẽ công bằng tối thiểu và cần thiết mà pháp luật đã có.
rút ý nghĩa bài viết trên
Bài viết này bàn về tình trạng tham nhũng và cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Dưới đây là những ý chính:
-
Tính phổ biến của tham nhũng: Tham nhũng là một vấn đề toàn cầu, tồn tại trong mọi chế độ chính trị và giai cấp xã hội.
-
Nỗ lực chống tham nhũng ở Việt Nam: Đảng và Nhà nước đã có quyết tâm mạnh mẽ để chống tham nhũng, thông qua các biện pháp pháp luật và xử lý các vụ án lớn, nhằm gia tăng lòng tin của người dân.
-
Khó khăn và thách thức: Các lực lượng thù địch có thể lợi dụng tình hình để xuyên tạc hoặc bôi nhọ uy tín Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, vẫn có những khó khăn trong việc xử lý triệt để các vụ án tham nhũng lớn.
-
Công bằng và trách nhiệm: Cần sự công bằng trong thực thi pháp luật, không phân biệt "nhẹ trên nặng dưới", và minh bạch trong việc kê khai tài sản.
-
Hậu quả và giải pháp: Tham nhũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, và cần xử lý nghiêm minh tà lý "cứu" một số ít người để tránh mất lòng tin của dân.
Nếu bạn cần thêm góc nhìn, nhớ ghé qua trituenhantao.io để uống cà phê cùng AI nhé! ☕🤖