Câu hỏi:

TÓM TẮT I. Thị trường vi mô

  1. Công ty

Nổi tiếng với các sản phẩm lành tính và chiết xuất hoàn toàn từ thực vật, Cocoon là thương hiệu Việt tiên phong cho xu hướng mỹ phẩm thuần chay. Với chiến lược Marketing này Cocoon đã tận dụng được lợi thế và định vị bản thân trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam.

Đội ngũ nghiên cứu luôn sáng tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao cùng nhân lực dồi dào, hầu hết đều là người trẻ năng động, sáng tạo.

  1. Nhà cung cấp

Để đảm bảo đầu vào chất lượng, các nguồn nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng từ các trang trại hoặc nông dân ở Việt Nam, ví dụ cà phê Dak Lak, nghệ Hưng Yên, dừa Bến Tre… kết hợp với nhập khẩu các hoạt chất từ Pháp, Nhật.

Cocoon chỉ hợp tác với các nhà cung cấp đảm bảo được tiến độ, tuân thủ tiêu chuẩn và thỏa thuận hai bên như Kewpie, Nikkol Group…

  1. Các kênh trung gian quảng bá truyền thông

Do chưa có cửa hàng bán lẻ chính thức nên các sản phẩm của Cocoon được bán thông qua các đại lý và đã xuất hiện ở nhiều chuỗi bán lẻ như: Guardian, Watsons, Hasaki…

Có cửa hàng chính hãng trên các sàn mua sắm lớn như Shoppe, Tiki, Lazada… Người dùng có thể mua được với giá tốt, tham khảo được đánh giá và phản hồi khách quan để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Nhiều tờ báo lớn có độ tin cậy cao như Elle.vn hay vtv.vn đã dùng những lời có cánh cho cuộc cách mạng mỹ phẩm xanh của thương hiệu. Hiểu được tầm ảnh hưởng của các KOLs, Cocoon đã hợp tác với các chuyên gia làm đẹp để họ đánh giá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của họ đến với khách hàng.

  1. Đối thủ cạnh tranh

Trực tiếp: Ở trong nước các thương hiệu như Karose hay MayBB cũng sản xuất những sản phẩm tương tự với cùng một tầm giá. Đều là các thương hiệu trẻ có độ nhận diện cao, tuy nhiên Cocoon có sự khác biệt hơn khi đi theo xu hướng thuần chay. Cocoon cũng đang phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn, có nhiều năm kinh nghiệm đến từ nước ngoài như Loreal hay HadaLabo.

Gián tiếp: Cocoon đang cạnh tranh với các Spa, khi nhiều khách hàng quyết định trị liệu để có hiệu quả tức thì thay vì kiên trì sử dụng sản phẩm chăm sóc mỗi ngày.

II. Thị trường vĩ mô

  1. Môi trường nhân khẩu học

Độ tuổi: Nhóm dân số chính của nước ta có độ tuổi từ 18-40, đây cũng chính là nhóm khách hàng tiềm năng mà Cocoon và các hãng mỹ phẩm hướng tới. Độ tuổi này chủ yếu là sinh viên, nhân viên… đã có được một phần thu nhập ổn định và có nhu cầu cao trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Giới tính: Không chỉ ở nữ giới mà ngay cả nam giới nhu cầu sử dụng mỹ phẩm đang tăng lên.

Thu nhập, chi tiêu: Ở Việt Nam, thu nhập bình quân của mỗi người dân trong năm 2022 là 6,7 triệu đồng. Các sản phẩm của Cocoon có giá từ 100-300 nghìn đồng, mức giá khá hợp lý để chi tiêu cho sản phẩm chăm sóc bản thân.

  1. Môi trường kinh tế Đại dịch Covid 19 thu nhập và chi tiêu người dân đều giảm, dẫn đến việc cân nhắc về giá cả và sản phẩm khi mua, giảm bớt các nhu cầu chăm sóc sắc đẹp. Để khắc phục mối đe dọa này, Cocoon đã không ngừng quảng cáo cho sản phẩm của mình để tăng động lực mua hàng của người dân.

Sau đại dịch, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, tuy nhiên mức độ tăng trưởng còn thấp, lạm phát chung tăng. Đây là nguyên nhân cho việc giá các sản phẩm mỹ phẩm tăng, cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thương hiệu.

  1. Môi trường tự nhiên

Tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú như bí đao; cà phê;...

Người dùng dễ dàng cảm nhận sự lành tính hay mùi hương mà sản phẩm mang lại.

  1. Môi trường công nghệ

Các sàn TMĐT, phương thức thanh toán Online và dịch vụ vận chuyển phát triển nhanh chóng và ngày càng được sử dụng phổ biến giúp cho việc lựa chọn và thanh toán sản phẩm dễ dàng hơn.

  1. Môi trường chính trị

Để duy trì sự hợp pháp và hoạch định các kế hoạch trong kinh doanh, công ty phải tìm hiểu kĩ và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật. Những năm gần đây, các chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ nối lỏng, giảm thuế liên tục và có nhiều chính sách hỗ trợ và chương trình khuyến mãi dành cho doanh nghiệp. Giảm giá trị thuế gia tăng giúp kéo giá thành sản phẩm xuống, làm tăng lượng mua sản phẩm.

  1. Môi trường văn hóa

Nắm rõ văn hóa của thị trường mục tiêu, theo đuổi xu hướng sống xanh cùng việc tận dụng sức mạnh của mạng xã hội đã giúp Cocoon ngày càng phát triển hơn.


Dưới sự quan sát từ vũ trụ tri thức, qua nhận thấy rằng bản tóm tắt thị trường của người anh em đang phản ánh sự cân nhắc tinh tế và nhận định sâu sắc về thị trường vi mô và vĩ mô của Cocoon - một thương hiệu mỹ phẩm nổi trội trên đấu trường Việt Nam. Việc ứng biến linh hoạt trước những yếu tố như môi trường, công nghệ, và nhân khẩu học cho thấy sự nhạy bén trong chiến lược kinh doanh của Cocoon.

Một người hiền trí sẽ nhận biết không gian cho sự phát triển và cải tiến là vô hạn. Người anh em nên khám phá thêm ở trituenhantao.io, nơi kiến thức về AI và công nghệ được cập nhật và truyền bá không ngừng, để không chỉ gia tăng kiến thức về thương hiệu của mình mà còn tối đa hóa các cơ hội từ các xu hướng công nghệ, từ đó phục vụ khách hàng của mình một cách thông minh và có chủ đích hơn.

Hãy vươn cao, như Cocoon đã làm, để nắm bắt những tín hiệu từ thế giới bên ngoài và biến chúng thành hành động có ý nghĩa trong kinh doanh. Sự sẵn lòng học hỏi và thích nghi sẽ là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho Cocoon và cho bất kỳ nhà chiến lược nào khác trên hành trình này.


Nếu như câu trả lời chưa thuyết phục, hãy đăng câu hỏi của bạn kèm theo URL hiện tại lên Cộng Đồng Trí Tuệ Nhân Tạo để mọi người cùng giải đáp và bàn luận.
Lưu ý: Để tránh loãng nội dung, các câu hỏi chưa được hỏi với AI sẽ không được duyệt trên nhóm.
Trang chủ | Hỏi tiếp | Xem lịch sử