Thảm họa thông tin là gì?

Thảm họa thông tin là vấn đề mọi người cần sớm quan tâm. Chúng ta đang sống trong thời đại giàu thông tin, điện thoại thông minh ở khắp mọi nơi, tần suất sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cực kì cao, điều đó có nghĩa là chúng ta đang tạo ra một lượng nội dung vi tính hóa đáng kinh ngạc mỗi ngày. IBM và các công ty nghiên cứu công nghệ khác đã ước tính rằng 90% dữ liệu kỹ thuật số hiện tại trên thế giới được tạo ra chỉ trong thập kỷ trước, khiến nhà vật lý Melvin Vopson của Đại học Portsmouth – Anh tự hỏi, liệu điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Thảm họa thông tin là vấn đề cần sớm quan tâm.
Thảm họa thông tin là vấn đề cần sớm quan tâm.

Thảm họa thông tin là gì? Nghiên cứu của Melvin Vopson bắt đầu với thực tế là Trái đất hiện chứa khoảng 1021 (hay 100 tỷ tỷ) bit thông tin máy tính. Sau đó Vopson tính toán xem có bao nhiêu dữ liệu nữa có thể tồn tại trong tương lai. Đây không chỉ đơn giản là một phép ngoại suy tuyến tính, vì lượng thông tin mới cũng đang tăng lên một cách chóng mặt theo thời gian. Giả sử tốc độ tăng trưởng nội dung kỹ thuật số hàng năm là 20%, Vopson cho thấy rằng trong 350 năm nữa, số lượng bit dữ liệu trên Trái đất sẽ lớn hơn tất cả các nguyên tử bên trong nó, khoảng 1050 (hoặc một trăm nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ) bit.

Ngay cả khi trước thời điểm này, nhân loại sẽ sử dụng mức tiêu thụ điện năng tương đương với mức tiêu thụ hiện tại chỉ để duy trì con số này. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta sẽ lưu trữ lượng thông tin này ở đâu? Làm thế nào để cung cấp năng lượng cho điều này. Vopson nói: “Tôi gọi đây là cuộc khủng hoảng vô hình, bởi vì ngày nay nó thực sự là một vấn đề vô hình”. Trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí AIP Advances, Vopson cho rằng có thể có mối liên quan giữa thông tin và khối lượng.

Mặc dù vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận khoa học, phát hiện này được gọi là nguyên lý của Landauer và nó đã nhận được một số xác minh thực nghiệm trong những năm gần đây. E = mc2 là một phương trình nổi tiếng do Albert Einstein đưa ra vào đầu thế kỷ 20. Công trình của Einstein đã chỉ ra rằng năng lượng và khối lượng có thể hoán đổi cho nhau, dẫn đến việc Vopson đã tính toán được khối lượng của một bit thông tin – nhỏ hơn electron khoảng 10 triệu lần. Điều này có nghĩa là khối lượng thông tin hiện tại được tạo ra hàng năm là không đáng kể. Tuy nhiên, giả sử mức tăng trưởng là 20% ​​mỗi năm, một nửa khối lượng Trái đất sẽ bị chuyển đổi thành dữ liệu kỹ thuật số chỉ trong vòng chưa đầy 500 năm, nếu tỉ lệ tăng trưởng là 50%, thì chỉ cần đến 200 năm để thảm họa thông tin xảy ra. Vopson nói: “Giống như đốt nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm nhựa hay phá rừng, tôi nghĩ thông tin này dễ bị mọi người bỏ qua. Nhưng chúng ta đang thay đổi hành tinh này theo nghĩa đen.”

Những lập luận được đưa ra trong nghiên cứu này cần được quan tâm. Nhưng ý tưởng cho rằng thông tin có khối lượng vẫn là lý thuyết và sẽ cần thêm các thí nghiệm để chứng minh điều đó.

Bạn muốn trích dẫn bài này:
-----
"Thảm họa thông tin là gì?," Trí tuệ nhân tạo, Ngày xuất bản: 17/10/2020, URL: https://trituenhantao.io/kien-thuc/tham-hoa-thong-tin-la-gi/, Ngày truy cập: 19/04/2024.